Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Mộc Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý
Nghề mộc là một trong những nghề truyền thống rất phổ biến ở nước ta với số lượng người làm nghề khá đông đảo. Trên khắp cả nước ta thì nghề mộc luôn hiện diện ở nhiều địa phương và nó có gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Ngành nghề này cho đến hiện nay vẫn được gìn giữ, tiếp nối bởi nhiều thế hệ người Việt khác nhau và điều thể hiện rõ nét nhất cho truyền thống phát triển của nghề này đó chính là ngày cúng giỗ tổ nghề mộc.
Vào ngày cúng giỗ tổ nghề tất cả mọi người theo nghề mộc trên cả nước đều long trọng tiến hành việc cúng lễ bằng nhiều hình thức khác nhau. Dù được tổ chức cúng giỗ tại nhà, tại nơi làm việc hay ở đình, miếu thờ của làng địa phương thì việc sắm sửa, chuẩn bị cho mâm cúng giỗ tổ nghề mộc vẫn rất được chú trọng. Ngay dưới đây sẽ là những điều bạn cần lưu ý có liên quan đến mâm cúng giỗ tổ nghề mộc.
Lịch Sử Của Ngày Giỗ Tổ Nghề Mộc
Theo truyền thuyết được truyền lại từ đất nước Trung Quốc thì Lỗ Ban được xem là người đã chế tạo ra dụng cụ cưa và đục dành cho các thợ mộc. Qua hai dụng cụ này và dưới bàn tay sáng tạo của con người thì các vật dụng bằng gỗ đã được ra đời để phục vụ cho mọi nhu cầu trong cuộc sống. Cho đến ngày nay tại Trung Quốc vẫn tưởng nhớ đến Lỗ Ban và xem ông là ông tổ của nghề mộc.
Còn ở Việt Nam duy có thời gian dài chịu đô hộ của Trung Quốc, cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhưng theo nhiều tài liệu từ thời xưa ghi chép lại thì lịch sử của ông tổ nghề mộc của nước ta lại không phải là Lỗ Ban mà là ông Nguyễn Công Nghệ.
Tương truyền kể lại Nguyễn Công Nghệ ngày xưa là một chàng trai có tay nghề làm mộc khéo léo, nổi tiếng khắp xứ Bắc. Vì tài nghệ này mà chàng được chúa Trịnh bắt vào cung và yêu cầu chạm trổ chiếc ngai vàng cho thật đẹp. Sau khi hoàn thành chiếc ngai vàng cho Chúa thì chàng Nghệ bị bắt giam vào ngục vì đã mắc tội nằm ngủ trên ngai vàng của Chúa.
Trong thời gian chàng ở trong ngục thì Chúa Trịnh băng hà và bà Chúa lên ngôi nắm quyền hành. Bà ra lệnh cho chàng Nghệ phải chạm trổ ra tượng Đức Phật bà bằng chính cái tâm của con người, nếu không làm được sẽ tiếp tục bị bắt giam cho tới khi hoàn thành yêu cầu đưa ra. Khoảng thời gian 3 năm bị giam cầm, chàng Nghệ đã miệt mài làm việc và sáng tạo ra bức tượng Phật bà bằng cái tâm của con người.
Mọi người ai ai khi nhìn thấy bức tượng Phật bà đều cảm thấy sửng sốt nhưng không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa tâm linh của bức tượng và bà Chúa rất tức giận cho gọi Nguyễn Công Nghệ đến. Nhưng thật không may ông Nghệ đã bị rơi xuống sông và cuốn trôi đi vì nhiều năm bị giam cầm khiến mắt ông mờ đi.
Kể từ đó về sau cái tên Nguyễn Công Nghệ đã được người Việt Nam kính trọng coi là ông tổ của nghề mộc khi ông chính là người đặt nền móng cho nghề mộc của nước ta có thể chạm khắc ra bức tượng Đức Phật bà bằng chính cái tâm của mình.
Giỗ Tổ Nghề Mộc Được Tổ Chức Vào Ngày Nào Trong Năm?
Hiện tại, ở nước ta ngày giỗ tổ nghề mộc đang có 2 ngày chính trong cùng 1 năm hoặc có thể nói là 2 đợt đó là đợt 1 diễn ra vào ngày 13 tháng 6 âm lịch và đợt 2 là vào ngày 20 tháng 12 âm lịch. Có rất nhiều thông tin khác nhau liên quan đến 2 đợt giỗ tổ nghề mộc này nhưng cho tới hiện tại thì tất cả những người theo nghề mộc trên khắp cả nước đều tiến hành việc cúng lễ giỗ tổ nghề vào cả 2 ngày trên.
Dù được tổ chức ở đợt 1 hay đợt 2 thì việc cúng lễ giỗ tổ nghề mộc vẫn được diễn ra theo đúng những tập tục truyền thống mà ông cha ta để lại. Vì lẽ đó mà 2 ngày này đối với những người làm nghề mộc luôn là ngày rất quan trọng trong một năm.
Vào Ngày Giỗ Tổ Nghề Mộc Có Cần Chuẩn Bị Mâm Cúng Giỗ Không?
Cũng giống như những ngành giỗ tổ nghề khác thì vào ngày giỗ tổ nghề mộc tất cả mọi người thợ làm nghề mộc từ thợ chính cho đến thợ phụ hay thợ học nghề đều cần chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề của mình.
Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc ở nước ta có nhiều nét tương đồng với các mâm cúng giỗ tổ nghề khác. Và mâm cúng được xem là lời cảm tạ của những người làm nghề mộc dâng lên cho tổ nghề của mình, những mong tổ nghề phù hộ cho công ăn việc làm của họ được thuận lợi, gặp nhiều may mắn, có sự phát triển trong tương lai.
Chính bởi ý nghĩa quan trọng đó mà hàng năm vào ngày giỗ tổ nghề thì mọi người làm nghề thợ mộc đều tề tựu đông đủ tại xưởng mộc nơi làm việc, tại nhà của người làm nghề mộc hoặc tại nhà thờ tổ nghề để tiến hành việc chuẩn bị mâm cúng giỗ và thực hiện việc khấn bái theo đúng phong tục truyền thống từ ngàn xưa đã để lại.
Những Điều Bạn Cần Lưu Ý Về Việc Chuẩn Bị Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Mộc
Các lễ vật cần phải chuẩn bị trong mâm cúng giỗ tổ nghề mộc có thể được thay đổi tùy theo tục lệ, quan niệm của từng vùng cũng như phụ thuộc vào điều kiện về kinh tế của những người làm nghề thợ mộc. Dù được sắm sửa, chuẩn bị như thế nào thì vấn đề thành tâm luôn đặt lên hàng đầu bởi đó mới chính là điều mà các tổ nghề cần ở các thế hệ tiếp nối sau mình.
Việc sắm sửa lễ vật trong mâm cúng nhiều hay ít, to hay nhỏ, đắt tiền hay không đắt tiền không phải là tất cả mà quan trọng nhất vẫn chính là tấm lòng của người cúng lễ. Do vậy mà những người làm nghề thợ mộc sẽ không phải quá đắn đo suy nghĩ về vấn đề này.
Một số lễ vật thường được mọi người sắm sửa, chuẩn bị trong mâm cúng giỗ tổ nghề mộc đó là:
- Bát nhang (hương).
- Lọ hoa tươi (có thể là 1 lọ hoặc 2 lọ và chọn nhiều loại hoa khác nhau nhưng nên chọn hoa có màu sắc tươi sáng, rực rỡ).
- Nến (dùng nến cây hoặc nến cốc đều được).
- Trà (1 gói trà sạch được đóng gói cẩn thận, đẹp mắt và có thể chọn nhiều loại trà với hương vị khác nhau).
- Rượu (có thể chọn rượu trắng, rượu nếp hoặc các loại rượu khác đều được).
- Nước trắng (thường được rót ra chén hoặc bát).
- Đĩa đựng trầu cau đã được têm hình cánh phượng hoặc là lá trầu và chùm cau tách riêng.
- Bộ giấy cúng giỗ tổ nghề.
- Bộ tiền vàng mã.
- Đĩa đựng 5 loại hoa quả khác nhau.
- Bộ tam sên gồm có 1 miếng thịt lợn luộc có đủ cả nạc, mỡ và bì, 1 quả trứng luộc (trứng gà hay vịt đều được) và 1 con tôm luộc hoặc 1 con cua luộc).
- 1 con gà trống luộc đã được buộc chéo cánh và có mào to đẹp.
- Đĩa đựng bánh hỏi (thường là 5 cái bánh hỏi).
- 1 đĩa thịt heo quay (nếu có điều kiện hơn thì có thể sắm lễ nguyên 1 con heo sữa quay).
- Chè (thường là 5 phần và có thể chọn nhiều loại chè khác nhau).
- Xôi (cũng gồm có 5 phần và có thể lựa chọn nhiều loại xôi khác nhau)
Bên cạnh những lễ vật này thì bạn có thể sắm sửa thêm một số lễ vật khác cho mâm cúng giỗ tổ nghề mộc như bia, nước ngọt, bánh kẹo đặc sản của vùng miền hoặc bánh kẹo nhập ngoại…để cho mâm cúng thêm phần đẹp mắt và hoàn hảo hơn.
Bạn cần lưu ý khi sắm sửa các lễ vật cho mâm cúng giỗ tổ nghề phải chọn những lễ vật có độ tươi (hoa tươi, trái cây), độ ngon với chất lượng đảm bảo (chè, xôi, gà luộc, thịt quay…) không bị ôi thiu, hư hỏng hay trầy xước gì. Bởi nếu lễ vật không được tươi, ngon, đảm bảo chất lượng thì sẽ bị ảnh hưởng đến tấm lòng thành kính của người cúng lễ đối với tổ nghề của mình.
Các lễ vật trong mâm cúng còn phải được chú trọng bày biện, sắp xếp sao cho nhìn thật hài hòa, đẹp mắt và chỉnh chu để khi dâng lên cúng tổ nghề mộc thì thể hiện được hết sự biết ơn và nỗi niềm cầu mong của những người làm nghề mộc trong việc phát triển sự nghiệp, thăng tiến trong công việc.
Cung Cấp Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Mộc Trọn Gói Và Chất Lượng
Nếu như trước đây đa phần mọi người đều tự chuẩn bị, sắm sửa các lễ vật trong mâm cúng giỗ tổ nghề mộc thì giờ đây có số lượng đông đảo đã chuyển sang sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng giỗ tổ nghề mộc trọn gói. Vì sao lại có sự chuyển biến mạnh mẽ như vậy?
Thứ nhất là bởi thời nay công việc quá bận rộn nên mọi người thường không có nhiều thời gian dành cho việc sắm sửa đồ lễ cho mâm cúng vì muốn sắm sửa được đồ lễ theo đúng ý mình, có hình thức, chất lượng đảm bảo thì bạn cần bỏ thời gian đi từng cửa hàng để chọn từng món đồ. Điều này sẽ khiến cho công việc của bạn bị gián đoạn, nhất là khi đang phải tập trung hoàn thành sản phẩm để giao cho khách. Vì thế mà việc sử dụng dịch vụ mâm cúng trọn gói sẽ giúp cho bạn tiết kiệm thời gian một cách tối ưu nhất.
Thứ hai là dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của đang nổi tiếng trên thị trường vì có độ uy tín cao trong việc lựa chọn đồ lễ có hình thức đẹp mắt, cam kết về chất lượng luôn đảm bảo mà mức giá thành lại cực kỳ phải chăng. Bạn chỉ cần liên hệ với và đưa ra các yêu cầu của mình, đến đúng ngày giờ đã hẹn nhân viên sẽ mang mâm cúng tới địa điểm yêu cầu và bạn chỉ cần dâng lên thắp hương giỗ tổ nghề. Điều này sẽ giúp cho bạn vừa tiết kiệm công sức lại vừa tiết kiệm được chi phí.
Trên đây là những điều bạn cần lưu ý về mâm cúng giỗ tổ nghề mộc. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin chi tiết thì hãy liên hệ.